Quantcast
Channel: Du học – VNCentral News
Viewing all articles
Browse latest Browse all 7

Du học sinh Việt Nam: đang sướng sao lại phải về?

$
0
0

Có rất nhiều lý do được đưa ra để các du học sinh cân nhắc mình sẽ ở lại làm việc hay về nước lập nghiệp. Không chỉ có vấn đề về thu nhập mà những du học sinh còn cảm thấy môi trường làm việc ở nước ngoài có sức sáng tạo và phát triển hơn so với môi trường trong nước.

vncentral_du-hoc-sinh-viet-nam-dang-suong-sao-lai-phai-ve
bao nhiêu du học sinh Việt Nam mang tư tưởng về xây dựng đất nước mà làm được?. Ảnh: tintuoitre.com

Có lẽ trong lịch sử việt Nam, chưa bao giờ số du học sinh đông đảo như hiện nay. Từ con số dao động trong khoảng vài ngàn người mỗi năm, đến 2013, theo số liệu của Bộ GDĐT, có 125.000 học sinh Việt Nam ra nước ngoài học tập, trong đó gần 90% đi theo diện tự túc. Vẫn theo thống kê này, Hoa Kỳ và Australia là hai nơi được ưa chuộng, chiếm gần 40% du học sinh. Nhìn chung, đây là một tín hiệu tích cực cho đất nước đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập.

Liên quan đến du học sinh, câu chuyện về hay ở luôn được đặt ra. Tuy không có con số cụ thể, nhưng qua giao tiếp và kinh nghiệm cá nhân, phóng viên VNCentral nhận thấy phần đông du học sinh Việt Nam nếu có cơ hội sẽ chọn ở lại. Để làm rõ nguyên nhân sẽ cần nhiều nghiên cứu và điều tra xã hội mới có câu trả lời toàn diện. Nhưng qua thảo luận với nhiều du học sinh, cả những người về nước công tác lẫn ở lại, VNCentral nhận ra một số lí do liên quan đến môi trường học thuật, văn hoá quan hệ, và hệ thống hành chính.

Một trong những quan ngại lớn nhất là khoảng cách học thuật giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Việt Nam chưa có cơ sở vật chất dồi dào, phương tiện thí nghiệm tiên tiến như tại các nước phát triển có nền khoa học lâu đời. Để xây dựng được cơ sở vật chất như thế cần thời gian khá dài, không thể một sớm chiều. Trong một số ngành khoa học thực nghiệm (ví dụ, sinh học phân tử, công nghệ sinh học…), du học sinh mới tốt nghiệp cần phải trau dồi nghề nghiệp và học thêm kĩ năng khoa học, mà ở VN khó đáp ứng. Do đó, nấn ná ở thêm vài năm ở nước ngoài để tìm cơ hội nghiên cứu hậu tiến sĩ hay học thêm là hoàn toàn có thể hiểu.

vncentral_du-hoc-sinh-viet-nam-dang-suong-sao-lai-phai-ve -
Môi trường học tập Việt Nam không bằng 1 góc nước ngoài. Ảnh: tintuoitre.com

Với nhiều bạn du học sinh, chuyện đi du học là tiếp cận với một chân trời mới, năng động, đầy thách thức, thỏa sức trẻ đam mê.

“Không bị gò ép bởi những lớp học thêm dày kín lịch, mà có nhiều thời gian tự học, có cơ hội mở rộng mối quan hệ với nhiều nền văn hóa khác nhau từ những du học sinh các nước khác” – bạn Đào Duy Băng Thanh (ĐH Exeter, Anh) chia sẻ.

Bạn Phú Vinh (du học sinh tại Hàn Quốc) nói: “Điều kiện sống ở nước ngoài tốt hơn, dân trí cao, phúc lợi xã hội bình đẳng, an ninh xã hội tốt. Nếu được học bổng, bạn không phải lo lắng nhiều về tiền bạc”.

Từ góc nhìn đó, nhiều bạn thừa nhận: “Đang sung sướng vậy thì việc về hay không về là băn khoăn có thật, nếu ai nói không băn khoăn là chưa nói thật lòng”.

Nhiều du học sinh cho biết, họ đã chọn những ngành học đặc thù có thể ở lại làm việc tại nước ngoài. Bạn Lương Thị Thu Hằng (Trường Technische Universität Darmstadt, Đức) bày tỏ: “Đa số sinh viên đi du học ở Đức thường chọn học chế tạo máy, điện – điện tử viễn thông hoặc công nghệ thông tin. Việc tốt nghiệp một ngành kỹ thuật với trình độ tiếng Đức nhuần nhuyễn sẽ có cơ hội xin được việc làm ở một công ty Đức rất cao, thậm chí được làm ở những công ty nổi tiếng như Siemens, Bosch, Volkswagen, BMW… với mức lương tốt là có thể”.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 7

Trending Articles